Từ nguyên Phóng xạ tự chụp

M. Becquerel ở một phòng thí nghiệm vật lý.
  • Ảnh phóng xạ tự chụp đầu tiên được phát hiện từ cuối thế kỷ XIX nhờ Henri Becquerel khi ông quan sát thấy một bức xạ đã ghi dấu vết của nó trên tấm phim nhạy cảm với uranium (Becquerel, 1896). Không lâu sau, Paul Villard ở Pháp đã sử dụng kỹ thuật này để chứng minh một loại bức xạ ông phát hiện ra, mà vài năm sau được Ernest Rutherford đặt tên là tia gamma (Rutherford, 1903).[1]
  • Thuật ngữ "autoradiography" xuất phát từ thực tế là mẫu vật cần chụp ảnh không cần đặt giữa nguồn phát bức xạ với phim ghi lại như trong chụp X quang, mà nguồn bức xạ chứa bên trong của chính mẫu vật tự phát ra.[1][4] Do đó, thuật ngữ này gồm ba phần ghép lại: "auto" (tự động theo nghĩa là không cần bật nguồn phát xạ) + "radio" (từ radioactive nghĩa là phóng xạ) + "graph" (đồ thị).
  • Hiện nay, máy chụp ảnh trên phim X quang hoặc phim phủ nhũ tương nguyên tử (nuclear emulsion) thường ghi hình ảnh dưới dạng kỹ thuật số, phương pháp này gọi là phóng xạ tự chụp kỹ thuật số (digital autoradiography).[5][6][7]